Thursday, June 4, 2015

Trụ sở Liên Hiệp Quốc và AIEA trong tầm ngắm của tình báo Mỹ


Căn cứ trên những tiết lộ của Edward Snowden, tạp chí Đức, Der Spiegel ấn bản ngày 25/08/2013 tiết lộ trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York và của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế AIEA tại Vienna từng bị Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ NSA từng bí mật theo dõi.
Theo một số tài liệu Der Spiegel thu thập được, vào mùa hè năm 2012, các chuyên gia của NSA đã giải mã và đột nhập được vào hệ thống video hội nghị nội bộ của Liên Hiệp Quốc. Trong ba tuần lễ NSA đã giải mã được 458 cuộc trao đổi nội bộ của Liên Hiệp Quốc thay vì 12 cuộc như trước đó. Ngoài ra, ngành tình báo Hoa Kỳ còn theo dõi phái bộ của Liên hiệp châu Âu bên cạnh Liên Hiệp Quốc khi họ vừa chuyển về văn phòng mới vào mùa thu năm ngoái. 
Vẫn theo các tài liệu tuần báo Đức được Snowden cung cấp, NSA có lập hẳn một chương trình mang tên « Special Collection Service » để quan sát các hoạt động của hơn 80 tòa đại sứ và lãnh sự trên thế giới. Tạp chí Đức kết luận : « Công việc giám sát này được tổ chức chặt chẽ ở quy mô rất lớn nhưng chỉ liên quan rất ít, hoặc không liên quan gì, tới mục tiêu ngăn ngừa khủng bố ». 
Vẫn theo Der Spiegel, việc tình báo Hoa Kỳ đột nhập vào hệ thống video hội nghị của Liên Hiệp Quốc đã giúp cho NSA thu thập và giải mã được rất nhiều tài liệu. Tuy nhiên bản tin của AFP cho hay là tuần báo Đức, Der Spiegel trích dẫn một báo cáo nội bộ của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ theo đó, NSA vào năm 2011 từng bắt quả tang tình báo Trung Quốc nghe lén các cuộc điện đàm của Liên Hiệp Quốc. 
Trước đây, báo Anh The Guardian và tạp chí Đức Der Spiegel từng tiết lộ ngành tình báo Hoa Kỳ đã theo dõi văn phòng đại diện của Liên hiệp châu Âu tại Bruxelles, New York và Washington.
Châu Âu đang rúng động trước những tiết lộ của Snowden liên quan đến chương trình PRISM của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ. Từ nhiều tuần qua, chính quyền Obama cố gắng giải thích với quốc tế về tính chính đáng của chương trình thu thập thông tin cá nhân do NSA tiến hành.

Cơ Quan Tình Báo Anh Quốc

Tối qua, 09/11/2013, theo Reuters, Quốc hội Anh sẽ có cuộc chất vấn tổng biên tập báo The Guardian vào tháng 12 tới, về việc công bố các tài liệu mật mà cựu nhân viên an ninh Mỹ Edward Snowden tiết lộ. Điều tra của The Guardian và nhiều tờ báo khác về các thông tin do Snowden cung cấp cho thấy quy mô lớn của « mối quan hệ đặc biệt » giữa Anh và Mỹ trong lĩnh vực thu thập tin gián điệp. Điều đặc biệt đáng chú ý là việc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) chi các khoản tiền lớn cho cơ quan tình báo lớn nhất của Anh Quốc.
Im lặng tuyệt đối là quy tắc vàng của Tổng hành dinh Thông tin của Chính phủ/Government Communications Headquarters (GCHQ), cơ quan tình báo Anh Quốc. Với hơn 6.000 nhân viên, đây là cơ quan tình báo lớn nhất nước Anh. Theo các thông tin mà báo chí đưa ra, cơ quan này phối hợp chặt chẽ với NSA. Cơ quan tình báo Anh GCHQ được NSA tài trợ gần 120 triệu đô la trong thời gian gần ba năm trở lại đây. 
Theo các tài liệu mà cựu nhân viên tư vấn an ninh Snowden, hiện đang tỵ nạn tại Nga cung cấp, thì các hoạt động gián điệp thu thập tin tức trong lĩnh vực đời sống riêng tư của cơ quan tình báo Anh còn tệ hơn cả tình báo Mỹ. GCHQ kiểm soát hơn 200 đường dây cáp quang xuyên Đại Tây Dương, nhờ thế cơ quan tình báo này có thể thâu thập và xử lý tới 600 triệu dữ liệu một ngày. Cũng theo báo chí, tình báo Anh có thể đã tiến hành một chiến dịch kiểm soát quy mô lớn mang tên « Tempora », với ngân phí hơn một tỷ euro với nhiều cơ sở bí mật trên khắp thế giới, trong đó có một cơ sở tại vùng Trung Đông. Có một sự phân công nhiệm vụ thực sự giữa Anh và Mỹ trong lĩnh vực tình báo. Phía Mỹ, thâu thập các tin tức qua vệ tinh và trên các giải tần, còn phía Anh chịu trách nhiệm về việc nghe trộm trên mặt đất và lấy thông tin qua máy tính. 
Các phát giác kể trên của tờ The Guardian về hoạt động gián điệp của GHCQ và các cộng tác của cơ quan tình báo Anh với tình báo Mỹ làm Thủ tướng Anh David Cameron lúng túng. Các nghị sĩ đảng bảo thủ cầm quyền giận dữ, vì lo ngại rằng an ninh quốc gia của Anh bị tổn hại. Vào tháng trước, Thủ tướng Cameron đã đe dọa can thiệp để cản trở không cho The Guardian công bố các tài liệu mật.

Stasi Cơ Quan Tình Báo Đông Đức



Bộ An ninh Quốc gia (tiếng Đức: Ministerium für Staatssicherheit, MfS), thường được biết đến là Stasi (IPA: [ˈʃtɑːziː]) (viết tắt tiếng Đức: Staatssicherheit, nghĩa là An ninh Quốc gia), là cơ quan tình báo nội vụ và hải ngoại của Cộng hoà Dân chủ Đức (hay còn gọi là Đông Đức). Nó còn có nhiệm vụ điều tra những hành động phạm pháp về chính trị. Stasi có trụ sở tại Đông Berlin, toạ lạc tại một khu riêng biệt lớn ở Lichtenberg, Berlin cùng với một số văn phòng nhỏ hơn ở khắp thành phố. Bộ này về mặt đối nội là một dụng cụ để đàn áp và kiểm soát người dân DDR của Đảng SED để mà có thể giữ được quyền lực. Nó dùng tất cả mọi phương tiện để kiểm soát, đe dọa, khủng bố[1][2] và đập tan những phe đối lập và những người chỉ trích chế độ. Đây được coi là một trong những cơ quan tình báo và cảnh sát mật hoạt động hiệu quả nhất thế giới. Khẩu hiệu của nó là "Schild und Schwert der Partei" (Lá chắn và Thanh gươm của Đảng), có nhắc đến Đảng Xã hội Thống nhất Đức (SED). Ngày nay nó bị coi là một tổ chức tội phạm. Sau năm 1990, một số nhân viên của Stasi đã bị khởi tố do những tội phạm của mình.
Bên cạnh MfS còn có một cơ quan tình báo khác ở DDR, cơ quan tình báo Quân đội với trụ sở ở Berlin-Köpenick.

Thành lập Stasi

Stasi được thành lập ngày 8 tháng hai, 1950[3]. Nó phỏng theo mô hình hoạt động của MGB ("Bộ An ninh Quốc gia" của Liên Xô). Wilhelm Zaisser là bộ trưởng đầu tiên, và Erich Mielke là đại diện của ông. Cho tới cuối năm đó thì bộ này đã có tới 2700 nhân viên. Zaisser, người mà đã cố hạ bệ tổng bí thư SED Walter Ulbricht sau cuộc nổi dậy vào năm 1953 tại Đông Đức (Aufstand des 17. Juni),[4] đã bị Ulbricht thay thế bởi Ernst Wollweber. Wollweber đã từ chức năm 1957 sau khi đụng chạm với Ulbricht và Erich Honecker, và người đại diện cho ông ta, Erich Mielke, đã lên nắm quyền.
Năm 1957, Markus Wolf trở thành trưởng phòng của cơ quan tình báo hải ngoại với tên gọi là Hauptverwaltung Aufklärung. Wolf đã đạt được nhiều thành công trong nhiệm vụ đưa gián điệp trà trộn vào chính phủ, các giới chính trị và kinh tế của Tây Đức. Một trường hợp mà gây nhiều tiếng vang nhất là vụ Günter Guillaume, khiến thủ tướng Tây Đức, ông Willy Brand phải từ chức vào tháng 5 1974. Năm 1986, Wolf về hưu và được nối tiếp bởi Werner Grossmann.

Tình Báo



Tình báo là hoạt động điều tra, thu thập, nghiên cứu, tổng hợp, xử lý những tin tức, tư liệu bí mật về quân sự, chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ... của đối phương.
Theo quy mô, có tình báo chiến lược, tình báo chiến dịch, tình báo chiến thuật, tình báo kinh tế.
  • Tình báo chiến lược hay bất cứ hoạt động tình báo nào khác cũng có những điểm cơ bản tương đồng và giống nhau là hoạt động rất bí mật, rất táo bạo, rất khôn ngoan, rất mưu lược, luôn luôn tạo được cho mình một vỏ bọc rất kín đáo qua một công việc hằng ngày nào đó
tự bản thân làm hoặc cài cắm vào lòng đối phương; luôn luôn làm việc rất chăm chỉ tận tụy, trung thành v.v..
  • Tình báo chiến thuật: là 1 lực lượng được đào tạo một cách đặc biệt chuyên nghiệp về rất nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật và đời sống của con người và cả thế giới xung quanh với mục đích cơ bản và chủ yếu là làm chiến thuật.
  • Tình báo chiến dịch: gần giống với tình báo chiến thuật phương pháp đào tạo cũng rất bài bản và chuyên nghiệp vận dụng mọi kiến thức đã được đào tạo một cách rất linh hoạt khéo léo để áp dụng một cách hiệu quả nhất vào một chiến dịch nào đó

Mục lục


Giới thiệu

Tình báo là một trong những nghề cổ xưa nhất trong lịch sử loài người. Hoạt động tình báo xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước. Từ xa xưa, hoạt động tình báo đã có mục đích thu thập những bí mật về quân sự, kinh tế, chính trị, vấn đề nội bộ và các bí quyết trong sản xuất kinh doanh của các đối thủ. Hoạt động tìm kiếm, thu thập các tin tức về kinh tế, chính trị, nội bộ một cách bí mật nhờ bí quyết công nghệ chính là khởi thủy của hoạt động tình báo.
Hoạt động tình báo là sự thu thập bí mật các thông tin hay các tin tình báo, mà nguồn thông tin như thế lại được bảo vệ không cho tiết lộ. Cơ quan tình báo dựa vào đây để đánh giá và xử lý thông tin cần thiết để đưa ra những quyết định. Thông tin thì có liên quan đến việc thương mại, quân đội, kinh tế hoặc các quyết định có tính chính trị nhưng thường là liên quan đến chính sách đối ngoại và quốc phòng. Nói chung tin tình báo có tính an ninh quốc gia và vì thế luôn được giữ bí mật.
Hoạt động tình báo hay gián điệp theo luật pháp quốc gia là bất hợp pháp. Hoạt động gián điệp cũng phản ánh những cố gắng của cơ quan phản gián trong việc bảo vệ bí mật của thông tin.
Ở Mỹ có cục tình báo trung ương, CIA (Central Intelligence Agency) là cơ quan chính chuyên thu thập những thông tin bí mật có liên quan tới an ninh quốc gia. Cục Điều tra Liên bang (FBI: Federal Bureau of Investigation) có nhiệm vụ chủ yếu trong các hoạt động phản gián của nước Mỹ, và cũng phối hợp với CIA chịu trách nhiệm trong các điệp vụ bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ. Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, cả FBI và CIA đều chủ yếu tập trung sự chú ý của họ vào Ủy ban an ninh quốc gia của Xô Viết (KGB Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti). Tiếp theo sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết năm 1991 và sự tan rã của KGB thì trong nhiều đơn vị mới, nhiệm vụ của CIA lại chịu sự thẩm vấn của quốc hội và Chính phủ Hoa Kỳ. Ít ra lúc ban đầu, cơ quan chẳng những giữ nhiệm vụ thu thập và phân tích thông tin, mà còn phản gián ở nước ngoài và những hình thức hành động mật khác (như: can thiệp chính trị, tổ chức tuyên truyền bí mật, các hoạt động bán quân sự) mà đòi hỏi phải cực kỳ bí mật. Các cơ quan đặc biệt của thượng nghị viện liên tục giám sát các hoạt động của CIA.
Các phương thức tình báo quốc tế và các điệp vụ có một số ranh giới. Chúng được tiểu thuyết hóa trong tiểu thuyết được nhiều người ưa thích hoặc phương tiện truyền thông đại chúng, nhưng trên thực tế, tình báo lại tồn tại trong một thế giới bí mật của sự mưu mẹo gian trá, lừa gạt và đôi khi có cả bạo lực. Tình báo bao gồm tuyển mộ các điệp viên ở nước ngoài; nỗ lực khuyến khích sự phản bội để có các thông tin quan trọng và nghe lén cũng như sử dụng máy chụp hình hiện đại, khả năng phán đoán, các thiết bị dò tìm và các kĩ thuật khác suy luận ra thông tin mật.

Sự biện hộ và luật pháp quốc tế

Để chấp nhận và thi hành chính sách liên quan đến nước ngoài, kế hoạch chiến lược quân sự và tổ chức lực lượng vũ trang, kiểm soát ngoại giao, thương lượng những thỏa thuận kiểm soát vũ khí hay tham gia những hoạt động của tổ chức quốc tế, các quốc gia đòi hỏi phải có một lượng thông tin khổng lồ. Như thế thì chẳng có gì ngạc nhiên khi nhiều chính phủ duy trì một vài cơ quan tình báo có năng lực như một vấn đề có tính sống còn trong một thế giới mà những mối đe dọa và những thay đổi vẫn còn tồn tại. Chiến tranh lạnh đã đi qua, nhưng những hành động gây chiến tranh vẫn tiếp diễn ở những nơi như Đông Âu, Trung Đông và những nơi khác.
Tất cả các quốc gia đều có luật chống lại hoạt động tình báo, nhưng hầu hết đều đỡ đầu cho các hoạt động gián điệp ở nơi khác. Vì che giấu bản chất của tình báo nên không thể biết xác thực có bao nhiêu điệp viên đang hoạt động – chỉ có một số nhỏ phần trăm thực sự là gián điệp. Ước tính chung là Mỹ ngày nay có khoảng 200.000 nhân viên tình báo. Còn số lượng nhân viên tình báo của Liên Xô trong những năm 1980 thì khoảng chừng 400.000 ngàn người, một con số cho thấy đây cũng bao gồm lính bảo vệ biên giới và cảnh sát an ninh nội địa.

Việc thu thập tin tức tình báo

Công việc tình báo, bao gồm gián điệp, tiến hành theo quy trình 5 bước. Đầu tiên, những gì mà người tạo ra quyết định cần biết là được cân nhắc và các thủ tục được thiết lập. Bước thứ hai là thu thập thông tin cần biết mà yêu cầu là phải biết thông tin đó ở đâu, ai đang có những thông tin đó. Thông tin có thể có sẵn trên một tờ báo nước ngoài, rađiô, hay những nguồn thông tin mở khác; hoặc chỉ có thể lấy được thông tin bằng những phương tiện điện tử tinh vi hoặc bằng cách gài một điệp viên vào vùng mục tiêu. Bước thứ ba là các sản phẩm thông tin tình báo mà các dữ liệu thô thu về được tập hợp lại, đánh giá và đối chiếu.
Bước thứ tư là chuyển những thông tin đã xử lý cho người cần biết. Để có ích, thông tin phải kịp thời, chính xác và có thể hiểu được. Bước thứ năm và cũng là bước quyết định là sử dụng thông tin tình báo. Điểm mấu chốt là ở chỗ người cần thông tin phải đưa ra quyết định có tính quyết định về việc có hay không hoặc làm thế nào để dùng nguồn tin này. Quá trình gián điệp có thể thất bại tại bước này hoặc các bước khác.

Tuyển mộ các nhân viên tình báo

Ngày nay, rất nhiều quốc gia phát triển có những tổ chức tình báo hoạt động có hiệu quả với những chương trình tuyển mộ nhân viên tình báo mới một cách có hệ thống. Có ba nguồn chính cung cấp điệp viên là: giới đại học, nơi mà các sinh viên được tìm kiếm và huấn luyện nghề tình báo; các lực lượng vũ trang và cảnh sát, đây là lực lượng đã có một trình độ tình báo nhất định, và thế giới ngầm của gián điệp lực lượng này có thể bao gồm cả tội phạm chỉ điểm có kinh nghiệm.
Những kẻ gián điệp thực sự có thể bao gồm đánh cắp tin tình báo hoặc phản bội. Trong nhiều trường hợp các việc trên có thể do hám lợi hoặc khó khăn về tài chính, nhưng cũng có các trường hợp khác như tham vọng, tư tưởng chính trị hoặc chủ nghĩa dân tộc như: Oleg Vladimirovich Penkovsky, một cán bộ có chức vụ cao của Liên Xô, đã cung cấp tin tình báo cho các cơ quan tình báo phương Tây với suy nghĩ rằng phương Tây cần được cảnh báo trước nguy hiểm, hay như H.A.R. ("Kim") Philby, một gián điệp khét tiếng người Anh đã làm việc cho Liên Xô với lý do hệ tư tưởng.
Một vài điệp viên phải được tuyển chọn cẩn thận và đưa vào hoạt động; tình nguyện viên khác được gọi là "walk-in". Loại người sau phải dùng hết sức cẩn thận vì các trường hợp làm điệp viên hai mang đều xuất hiện ở loại tình nguyện viên này. Điệp viên hai mang là những điệp viên giả vờ đào ngũ, nhưng thực ra vẫn trung thành với tổ chức tình báo của họ. Các nhân viên phản gián luôn chú ý đến các nhân viên tình nguyện hoặc những kẻ đào ngũ và hạn chế dùng họ một cách hoàn toàn tin tưởng cho những mục đích tình báo. Trong một số trường hợp, gián điệp có giá trị nhất là "điệp viên nằm vùng", đây là người giữ một vị trí đáng tin cậy có thể tiếp cận được các tin tức tình báo tối mật, ngoài ra còn có những người được tuyển mộ bởi một cơ quan tình báo nước ngoài được gọi là một "điệp viên nhị trùng"
Một mục tiêu tình báo ưu tiên hàng đầu là thâm nhập vào các tổ chức khủng bố quốc tế khác nhau. Như thế có thể giúp ngăn chặn được các âm mưu khủng bố.

Lịch sử tình báo

Tình báo sớm được thừa nhận như là một công cụ không thể thiếu trong thuật lãnh đạo đất nước, trong ngoại giao hay chiến tranh. Trong tác phẩm được viết cách đây 2000 năm, nhà lý luận quân sự người Trung Hoa Tôn Tử đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác tình báo. Quyển sách của ông mang tên Binh pháp Tôn Tử (khoảng năm 500 TCN) đã đưa ra chi tiết về việc tổ chức một hệ thống gián điệp bao gồm cả những điệp viên hai mang và những kẻ đào ngũ. Tuy nhiên, trước khi chủ nghĩa dân tộc phát triển và sự phát triển của quân đội thường trực cũng như các thiết lập ngoại giao thì cơ quan tình báo không được các nhà cầm quyền và các tướng lĩnh quân sự tổ chức một cách thống nhất.

Thế kỉ 19

Có thể nói tình báo chính trị lần đầu tiên được sử dụng một cách có hệ thống bắt đầu do Joseph Fouché, duc d’Otrante, bộ trưởng cảnh sát trong cuộc cách mạng Pháp và triều đại của Napoleon. Dưới quyền chỉ huy của Fouché, một mạng lưới điệp viên cảnh sát và những điệp viên chuyên mặc thường phục hoạt động bí mật để nắm rõ tiềm lực của những người theo phái Gia-cô-banh và của những người bảo hoàng phản động. Chính khách người Áo, Prince von Metternich cũng thành lập một tổ chức gián địêp quân sự và chính trị có hiệu quả cao vào đầu thế kỷ 19.
Trong thời gian giữa thế kỉ 19, cảnh sát mật của Phổ (nay là lãnh thổ thuộc Đức) được cải tổ lại và sử dụng với nhiệm vụ bảo vệ an ninh bên ngoài cũng như bên trong quốc gia. Hệ thống tình báo Phổ đã đóng vai trò quan trọng trong việc thống nhất đế chế Đức. Nó cũng khống chế Pháp với một mạng lưới 30 ngàn điệp viên đã góp phần vào chiến thắng của Đức trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871. Tuy nhiên, mãi đến những năm của thế kỷ 19 thì các cục tình báo của các quốc gia hiện đại mới hoạt động thường xuyên.

Đầu thế kỷ 20

Hệ thống tình báo đã hỗ trợ người Nhật chiến thắng người Nga trong cuộc Chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905). Khi chuẩn bị Chiến tranh thế giới thứ nhất, người Đức đã đưa vào Pháp rất nhiều điệp viên, một vài trong số đó cải trang thành những đại diện thương mại, giáo viên, lao động nông nghiệp hoặc người hầu. Bị cáo gián điệp nổi tiếng nhất là Mata Hari, một diễn viên múa người Java ở Pari đã bị người Pháp hành quyết. Các điệp viên người Đức cũng có những cố gắng nhằm phá hoại hệ thống phòng thủ của Mỹ cả trước và sau khi Mỹ nhảy vào Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia đã tham chiến với những đội ngũ tình báo không đầy đủ và các tin tình báo trong các cuộc chiến rất nghèo nàn. Những bài học của cuộc chiến tranh này là cùng với những tiến bộ vượt bậc về kĩ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin liên lạc và hàng không, đã thúc đẩy một sự phát triển lớn các cơ quan tình báo. Điều này càng cấp bách hơn nữa bởi sự có mặt của chính quyền Phát-xít ở Châu Âu và chế độ độc tài quân sự ở Nhật Bản và sự ra đời của các cơ quan phản gián chẳng hạn như Gestapo của Đức Quốc xã. Những phát triển này đã dẫn đến sự ra đời những hệ thống cơ quan phản gián của các nước dân chủ.

Chiến tranh thế giới thứ hai

Chiến tranh thế giới lần thứ hai là tác nhân kích thích lớn cho sự phát triển của các cơ quan tình báo trên khắp thế giới. Kĩ thuật quân sự và thông tin liên lạc hiện đại đã giúp cho thông tin trở nên chính xác và nhanh chóng cũng như những nỗ lực bảo vệ thông tin nhạy cảm. Một vài trận đánh lớn trong Chiến tranh thế giới thứ II thực sự là những trận đánh của tình báo và phản gián. Trong những năm gần đây chỉ có một vài kỳ công và thất bại trong cuộc chiến bí mật này được tiết lộ. Nổi tiếng là điệp vụ chơi hai mặt (Operation Double Cross), trong đó người Anh đã bắt giữ gần như tất cả các điệp viên của Đức tại Anh trong thời gian chiến tranh. Và Anh cùng với đồng minh cũng đã bẻ khóa mật mã của Đức và xâm nhập vào nhiều sóng truyền tin bí mật của quân địch.
Trận Trân Châu cảng ngày 7 tháng 12 năm 1941 là một thành công tình báo lớn của Nhật và tình báo Mỹ là kẻ thất bại. Thất bại này đã thúc đẩy sự phát triển bộ máy tình báo khổng lồ của Mỹ sau chiến tranh. Trước Chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ hầu như không có hệ thống tình báo; sau chiến tranh CIA trở nên có tiếng bởi tai mắt khắp nơi, nối tiếp với các cơ quan tình báo như MI-6 của Anh, KGB của Liên Xô, SDECE(the Service de Documentation Extérieure et de Contre-Espionage) của Pháp, Cục tình báo đối ngoại của Israel, Văn phòng sự vụ xã hội của Trung Quốc và đông đảo các cơ quan khác trong cộng đồng tình báo và phản gián thế giới.

Cuối thế kỷ 20

Giữa những năm 1970, như một kết quả của sự tan vỡ ảo tưởng của cuộc chiến tranh Việt Nam, vụ bê bối Watergate và chính sách lắng dịu, nhiều người Mỹ bắt đầu đặt câu hỏi về vai trò của CIA. Các phương tiện truyền thông vạch trần những tồi tệ của và thất bại của cơ quan tình báo.

Tình báo chính trị và công nghiệp

Hoạt động tình báo và gián điệp là những việc làm phổ biến nhất có quan hệ chặt chẽ với các chính sách đối ngoại của quốc gia, thời nay thông tin mật thì rất cần thiết cho các quyết định chính trị, thương mại và công nghiệp. Các đảng phái chính trị luôn quan tâm đến các kế hoạch chiến lược của các đối thủ hoặc trong bất kỳ thông tin nào có thể là ảnh hưởng đến uy tín của họ.
Ngày nay hầu hết những tập đoàn kinh doanh lớn đều có những bộ phận chủ yếu dùng cho kế hoạch chiến lược mà đòi hỏi phải có những báo cáo tình báo. Các công ty cạnh tranh không hề phủ nhận sự quan tâm của họ đối với các kế hoạch chiến lược của các đối thủ cạnh tranh mặc cho các luật lệ được đặt ra để ngăn cản.
Tất cả những hình thức và kĩ thuật của tình báo ngày nay được hỗ trợ bởi kĩ thuật thông tin liên lạc và các thiết bị tính toán, đo đạc nhanh. Các loại máy chụp ảnh và quay phim cực nhỏ dễ dàng giúp cho người sử dụng có thể chụp những tài liệu hình ảnh và phim bí mật. Các vệ tinh nhân tạo cũng là những công cụ tình báo – chúng có thể chụp ảnh phát hiện những thiết lập quân sự bí mật. Tiên phong trong những phát triển này là các loại điện thoại dùng công nghệ không dây, chúng có thể được cài trong phòng (đối với các loại có khả năng thu thanh) và các hình ảnh có thể chụp được trong bóng tối. Tuy nhiên, "vỏ quýt dày có móng tay nhọn", sự leo thang cạnh tranh đã dẫn đến sự ra đời các sản phẩm "chống lại" sản phẩm gián điệp.

Một số vụ điển hình về tình báo thời cổ xưa

Vụ ăn cắp bí mật tơ lụa của Trung Quốc


Cách đây 1500 năm, tơ lụa là mặt hàng độc quyền của Trung Quốc, giá cả tơ lụa trên thị trường thế giới do Trung Quốc khống chế. Công nghệ nuôi tằm lấy tơ dệt lụa là một bí mật quốc gia được người Trung Quốc cất giữ trong nhiều thế kỷ. Sau sự kiện công chúa Trung Hoa giấu con tằm giống trong khăn trùm đầu vượt qua biên giới Trung Quốc sang Ấn Độ, công nghệ tơ lụa bắt đầu phát triển ở mảnh đất Nam Á này.
Để lấy được bí mật công nghệ sản xuất tơ lụa, Hoàng đế Đế chế Đông La Mã (nay là Hy Lạp), còn gọi là đế chế Byzantium, Justinian đã cho mời các Giáo sỹ Ba Tư đang truyền giáo ở Ấn Độ tới gặp để nhằm nắm tình hình. Các giáo sỹ đã cung cấp cho Hoàng đế những thông tin hết sức quan trọng, là muốn có lụa tự nhiên cần phải nuôi một loại tằm nhả tơ đặc biệt chuyên ăn lá dâu để thu kén làm nguyên liệu dệt lụa. Theo các giáo sỹ, điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu ở một số vùng của Hy Lạp rất giống với điều kiện ở Trung Quốc và Ấn Độ phù hợp với loại cây dâu làm thức ăn cho tằm nhả tơ.
Công việc đặt ra quan trọng và khó khăn nhất là làm sao phải đánh cắp bằng được con tằm giống mà Trung Quốc và Ấn Độ bảo vệ rất chặt chẽ. Một mặt, Justinian cho người tìm kiếm giống dâu, mặt khác treo thưởng lớn nếu giáo sỹ Ba Tư nào đánh cắp được con tằm giống đem về nước. Lợi dụng lúc đi truyền giáo tại Ấn Độ, các giáo sỹ đã đánh cắp được con tằm rồi giấu vào trong chiếc gậy thiền trượng rỗng mang về Đông La Mã. Chính vì việc này, mà Hoàng đế Justinian đã phá được sự độc quyền về tơ lụa của Trung Quốc, và Vương quốc này trở nên giàu có, khiến cho Trung quốc mất đi khoản thu nhập khổng lồ; và từ những con tằm này đã đặt nền móng cho ngành công nghiệp tơ tằm Bizantin sau này.

Vụ ăn cắp bí quyết công nghệ mía đường của Anh


Vào những năm 1809, Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte tuyên bố khóa chặt lục địa, và Anh tuyên bố đáp trả bằng một chiến dịch phong tỏa vùng biển nước Pháp, thì hầu như không một cây mía nào lọt được vào lục địa châu Âu. Vốn là người thích ăn của ngọt, Napoléon đã tung ra những thám tử giỏi nhất để tìm cách cứu nước Pháp thoát khỏi cuộc khủng hoảng đường. Các thám tử đã tìm được một số nhà hóa học trong ngành mía đường của Anh, để tìm hiểu công thức, từ đó Pháp đã nghiên cứu tìm ra công nghệ sản xuất đường từ củ cải. Việc phát triển công nghệ sản xuất đường từ củ cải là nhờ phần lớn vào công sức của các thám tử Pháp.

Các cơ quan tình báo nổi tiếng

Tình báo ở Việt Nam

Cụm tình báo quân sự H.63

Đầu năm 1961, cụm tình báo quân sự H.63 (ban đầu có tên là A18) ra đời, đóng tại căn cứ Bời Lời (Tây Ninh). Tất cả để phục vụ điệp viên nổi tiếng Hai Trung. Thời kỳ đầu, H.63 là bộ phận địch tình của thành ủy Sài Gòn. Khi Hai Trung (X6, Phạm Xuân Ẩn) từ Mỹ trở về, hoạt động giữa Sài Gòn với tư cách phóng viên báo nước ngoài, ông Mười Nho (Xuân Mạnh, Nguyễn Nho Quý - cán bộ Cục Tình báo) là người trực tiếp chỉ đạo. Năm 1962, ông Mười Nho bị bệnh, không thể chỉ huy H.63. Tư Cang là người được ông Ba Trần, Thủ trưởng Phòng tình báo miền lúc bấy giờ lựa chọn. Tháng 5/1962, Tư Cang chính thức được giao nhiệm vụ chỉ huy cụm H.63. Sau chiến tranh, "bộ máy" H.63 đã 2 lần trở thành anh hùng (với những điệp viên tiêu biểu: Tư Cang, Hai Trung, Tám Thảo, Mười Nho, Nguyễn Thị Ba...).[1]

Địa vị pháp lý

Tổ chức

Ảnh hưởng

Tiểu thuyết tình báo

Các điệp viên - người hoạt động tình báo, được các nhà văn xây dựng trong các tiểu thuyết trinh thám. Thực tế thì các điệp viên chiến lược không bao giờ được phép mạo hiểm vì một nhiệm vụ "chiến thuật". Họ không phải là biệt kích. Đối với họ, dự một cuộc họp là quan trọng hơn đốt một kho hàng. Nhưng khi các nhà văn viết truyện tình báo thì bị thôi thúc phải có sự ly kỳ, hình thành một thói quen cố hữu rằng hễ sách tình báo là phải "giật gân". Dưới đây là một số tiểu thuyết tình báo nổi tiếng:
  • X30 phát lưới. Xây dựng nhân vật Phan Thúc Định. Tác giả: Đặng Thanh.
  • TASS được quyền tuyên bố.... Tác giả: nhà văn Yulian Semyonov, xuất bản lần đầu năm 1979. Nhà xuất bản Cầu vồng - Moskva.[2]
  • Điệp viên 007. Xây dựng nhân vật James Bond (bí danh 007 hoặc là Điệp viên 007). Tác giả: nhà văn Ian Fleming, sáng tác vào năm 1951 và đã được đưa vào 12 cuốn tiểu thuyết, 2 tuyển tập (cũng như loạt phim về các cuộc phiêu lưu của điệp viên này). Nhà xuất bản Jonathan Cape. Ngày phát hành: 1953-nay.

Phim trinh thám

  • TASS được quyền tuyên bố.... Phim trinh thám được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Yulian Semyonov, ra mắt lần đầu vào mùa hè năm 1984. Đạo diễn Vladimir Fokin

Tình Báo Do Thái


Cộng đồng tình báo Do Thái có 3 cơ quan chính là: Tình báo quốc nội (Shin Bet), Tình báo Quân đội (Aman) và tình báo hải ngoại là Mossad. Mossad có nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo, chống khủng bố, tiến hành các chiến dịch bí mật như các hoạt động bán du kích.

1. Mở bài
Hiện nay, không một cơ quan mật vụ nào trên thế giới bí ẩn, gây sợ hãi và được khâm phục hơn Mossad, cơ quan tình báo hải ngoại của Do Thái, với những cấu trúc độc nhất vô nhị, cũng là một cơ quan gián điệp vấy máu nhiều nhất trong lịch sử tình báo thế giới. Chủ trương của Mossad là ăn miếng trả miếng, nợ máu phải trả bằng máu, theo phương thức của sư thái chưởng môn phái Nga My là đuổi tận, diệt tuyệt. Kẻ thù, khi đã bị đưa tên vào danh sách tìm diệt, thì dù cho có cao bay, xa chạy đến tận góc biển chân trời nào, ẩn trốn đến bao lâu, thì cũng bị thiên la địa vỏng của Mossad tìm đến, đưa về chầu diêm chúa.


 
Không những thế, việc trả thù còn nhắm vào thân nhân của những tên khủng bố, trước khi ra tay thanh toán, bộ phận tâm lý chiến của Mossad lại cho gởi vòng hoa và thiệp chia buồn với những hàng chữ “Xin nhắc nhở rằng, chúng tôi không quên và cũng không tha thứ”. Sau khi đưa nạn nhân về địa ngục, lại cho đăng phân ưu trên những tờ báo Á Rập, phát hành khắp cả Trung Đông.
Phương pháp hành động của Mossad là ném đá dấu tay, quyết không để lại một dấu vết nào, một chứng cớ nào, sau khi thi hành lệnh hành quyết.
Cộng đồng tình báo Do Thái có 3 cơ quan chính là: Tình báo quốc nội (Shin Bet), Tình báo Quân đội (Aman) và tình báo hải ngoại là Mossad. Mossad có nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo, chống khủng bố, tiến hành các chiến dịch bí mật như các hoạt động bán du kích. Mossad được thàng lập tháng 12 năm 1949, đến tháng 3 năm 1951, tái tổ chức, trực thuộc văn phòng thủ tướng. Báo cáo trực tiếp với thủ tướng. Nhân viên hiện tại có khoảng 1,200.

2. Lý do sắt máu


Người Do Thái, sau khi bị diệt chủng 6 triệu người trong những trại tập trung của Đức Quốc Xã, và kể từ khi thành lập quốc gia, từng ngày, từng giờ, phải đối diện với cơn ác mộng bị xoá tên trên bản đồ thế giới, bởi khối Á Rập khổng lồ bao quanh.
Mọi người Do Thái, nam cũng như nữ, mỗi người là một tay súng, vừa học hành, làm việc và sẵn sàng chiến đấu để được sống còn, bảo vệ quốc gia, dân tộc. Những người chưa bị mất nước, chưa bị diệt chủng, chưa bị kẻ thù hăm doạ, có lẻ không hiểu nổi tâm tình của người dân đối với quốc gia, dân tộc, cũng như đối với kẻ thù, như người Do Thái cả.
Cái lợi thế của Mossad trong việc đào tạo một điệp viên, sẽ không khó gì rèn luyện một người nói tiếng Đức thành thạo, thao tác đúng với một sĩ quan Quốc Xã. Cũng không thiếu gì những người Viễn Đông, người Nga thật sự, hay một người thành thạo tiếng lóng của Hoa Kỳ, bởi vì trước kia, người Do Thái sống rải rác khắp nơi trên thế giới.
Mối lo ngại hiện nay của Do Thái là chương trình sản xuất vũ khí nguyên tử của Iran, một quốc gia Hồi giáo, chủ trương xoá tên Do Thái trên bản đồ thế giới.

3. Do Thái tấn công chương trình hạt nhân của Iran

 

Người Do Thái, sau khi bị diệt chủng 6 triệu người trong những trại tập trung của Đức Quốc Xã, và kể từ khi thành lập quốc gia, từng ngày, từng giờ, phải đối diện với cơn ác mộng bị xoá tên trên bản đồ thế giới, bởi khối Á Rập khổng lồ bao quanh.
Mọi người Do Thái, nam cũng như nữ, mỗi người là một tay súng, vừa học hành, làm việc và sẵn sàng chiến đấu để được sống còn, bảo vệ quốc gia, dân tộc. Những người chưa bị mất nước, chưa bị diệt chủng, chưa bị kẻ thù hăm doạ, có lẻ không hiểu nổi tâm tình của người dân đối với quốc gia, dân tộc, cũng như đối với kẻ thù, như người Do Thái cả.
Cái lợi thế của Mossad trong việc đào tạo một điệp viên, sẽ không khó gì rèn luyện một người nói tiếng Đức thành thạo, thao tác đúng với một sĩ quan Quốc Xã. Cũng không thiếu gì những người Viễn Đông, người Nga thật sự, hay một người thành thạo tiếng lóng của Hoa Kỳ, bởi vì trước kia, người Do Thái sống rải rác khắp nơi trên thế giới.
Mối lo ngại hiện nay của Do Thái là chương trình sản xuất vũ khí nguyên tử của Iran, một quốc gia Hồi giáo, chủ trương xoá tên Do Thái trên bản đồ thế giới.
Cựu giám đốc tình báo Mossad, Meir Dagan, không đồng ý một cuộc chiến tranh quân sự với Iran, cho rằng như thế không ngăn chặn được chương trình sản xuất vũ khí nguyên tử của nước nầy, trái lại, nó có thể dẫn đến thảm họa của một xung đột lớn trong vùng, kéo cả người Á Rập Hồi giáo như tổ chức Hamas, Hezbollah và có thể cả Syria vào nữa.
Meir Dagan ủng hộ bất cứ giải pháp nào có thể ngăn chặn chương trình hạt nhân mà không phát động chiến tranh quân sự với Iran.
Trong 8 năm giữ vai trò lãnh đạo Mossad, Meir Dagan đã tạo ra một thứ vũ khí thần kỳ, tuy không nói tên, nhưng rất nhiều người biết, đó là những cuộc tấn công chương trình hạt nhân Iran bằng một loạt sâu máy tính có tên Stuxnet.

3.1. Virus Stuxnet

Điểm đặc biệt của virus Stuxnet là có thể xâm nhập vào máy tính an ninh cao mà không cần phải nối kết vào Internet, một điều tưởng chừng như không có thể làm được.

Từ tháng 6 năm 2010, Stuxnet đã tấn công, và phát ra lịnh tự hủy, đối với hệ thống máy tính thuộc cơ sở hạt nhân Natanz của Iran, nơi mà các khoa học gia đang điều khiển các máy ly tâm làm giàu chất Uranium. Do Thái là nước tạo ra thứ vũ khí ảo, phi thường nầy.

3.1.1. Lần theo dấu vết
 Symantec là một công ty an ninh mạng có chi nhánh đặt tại Tel Aviv, Do Thái. Người đứng đầu chi nhánh là Sam Angel cho biết: “Stuxnet là một cuộc tấn công tinh vi mà tôi chưa từng thấy, đã tấn công vào một công nghiệp lâu đời và đặc biệt là không nối kết với Internet, là một việc hiếm có. Các nước hứng chịu cuộc tấn công nầy là Iran, Indonesia, Malaysia và Belarus”.
Ngày 17-6-2010, Ulasen, một chuyên viên của công ty an ninh mạng, có tên là VirusBlokAda, tại Minsk, nhận được một Email của công ty Iran, phàn nàn rằng, những máy tính của họ liên tục bị tắc, rồi lại tự khởi động. Ulasen và một chuyên viên khác phải mất một tuần lễ để kiểm tra, thì mới phát hiện ra Stuxnet. Ulasen bèn thông báo cho các công ty an ninh mạng, trong đó có Symantec.
Một kỹ sư tại Symantec đã phát hiện ra 2 máy tính chỉ huy cuộc tấn công nầy. Một trong những máy chủ (Server) ở Malaysia và một server khác thì ở Đan Mạch.
Cả 2 máy chủ nầy đều được truy cập vào được bằng địa chỉ www.todaysfutbol.com và địa chỉ www.mypremierfutbol.com. Hai địa chỉ nầy được đăng ký dưới cái tên giả, bằng thẻ tín dụng giả, qua một công ty đăng ký Internet lớn nhất thế giới, có trụ sở ở Arizona, Hoa Kỳ.

Symantec đã liên lạc, ra và vào, tại 2 máy chủ nầy để theo dõi hoạt động của Stuxnet.
Theo phân tích, Stuxnet đã lây nhiễm khoảng 100,000 máy tính trên thế giới, trong đó, có hơn 60,000 ở Iran, hơn 10,000 ở Indonesia và 5,000 ở Ấn Độ.
Tại Natanz, các máy ly tâm được bảo vệ an ninh quân sự. Các máy ly tâm cao 1.8m, đường kính 10cm được đặt bên trong những boongke. Điều khiển hệ thống máy ly tâm là hệ thống điều hành Siemens do Đức chế tạo, chạy với Microsoft Windows.

3.1.2. (Phần kỹ thuật). Các lỗ hổng an ninh và kế điệu hổ ly sơn.

 

Stuxnet lợi dụng các lỗ hổng trong Windows để thao tác với hệ thống. Virus vào các máy tính qua các ổ USB. Ngay khi ổ nầy được nối kết với một máy tính trong hệ thống, thì việc cài đặt virus xảy ra âm thầm.
Trước hết, Stuxnet tìm kiếm các chương trình diệt virus trong máy để phá hỏng hoặc gỡ bỏ các chương trình đó.
Bước thứ hai, Stuxnet trú ẩn trong một phần của hệ quản lý và điều hành USB đó, và thiết lập đặc số kiểm tra, mục đích để làm gì thì các chuyên viên chưa biết rõ được.
Việc lây nhiễm sẽ dừng lại khi tổng số kiểm tra đạt đến giá trị bằng con số 19790509. Symantec suy đoán con số nầy là một mã số nào đó, khi đọc ngược lại, thì con số biểu thị ngày 09-05-1979, đó là ngày mà một thương gia Do Thái tên Habib Elghanian, bị Iran xử tử.
Đây có phải là sự việc trùng hợp hay không? Hay là một kế điệu hổ ly sơn, nhằm đánh lạc hướng?

Theo thuật ngữ chuyên môn, thì trong hệ điều hành (Operating System) Windows có những lỗ hổng an ninh gọi là lỗ hổng “Zero-day”, là những lỗ hổng mà chưa có “bản vá”. Ngoài chợ đen, lỗ hổng thông thường giá 100,000USD bán cho những tin tặc (Hacker).
Stuxnet đã khai thác ít nhất 4 lỗ hổng an ninh như vậy. Đối với Do Thái, việc tìm ra những lỗ hổng như thế, thì ngoài khả năng của họ.
Vậy, làm thế nào mà Mossad có được những thông tin về công nghệ vi tính Siemens đang được xử dụng tại trung tâm Natanz của Iran?
Có những đồn đoán cho rằng Hoa Kỳ đã giúp Do Thái trong việc nầy, bởi vì, có một viện nghiên cứu của chính phủ Hoa Kỳ ở Idaho, nơi đó các khoa học gia nghiên cứu công nghệ điều khiển vi tính Siemens đang được xử dụng ở Natanz.

4. Chiến dịch ám sát các khoa học gia nguyên tử Iran

Ngày 15-1-2011, tờ New York Times cho biết, Do Thái đã thử nghiệm có hiệu quả, là virus Stuxnet đã làm ngừng quay khoảng 1,000 máy ly tâm của Iran trong tháng 11 năm 2010, thật sự đã làm chậm lại sự phát triển chương trình hạt nhân của nước nầy.
Hai nhiệm vụ chính của sâu máy tính Stuxnet là, tấn công làm mất quyền điều khiển của các máy ly tâm, và bí mật ghi lại hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân. Hệ thống điều khiển máy ly tâm của Iran do hãng Siemens của Đức chế tạo.
Ngày 19-10-2011, tờ New York Times cho biết, các nhà nghiên cứu phát hiện một loại virus mới tên là Duqu, có ý đồ đánh cắp những thông tin cần thiết để thực hiện một cuộc tấn công kế tiếp, nhưng mục đích hoàn toàn khác với virus Stuxnet.

4.1. Đánh bom giết chết nhà khoa học Mostafa Ahmed-Roshan
 Ngày 11-1-2012, vào buổi sáng, một người đi xe moto đã gắn một quả bom nam châm vào chiếc xe Peugeot 405, chiếc xe phát nổ làm chết tại chỗ nhà khoa học hạt nhân Mostafa Ahmed-Roshan, 2 người khác trong xe là vợ và con gái bị thương nặng. Tài xế chết sau đó tại bịnh viện.
Ahmed-Roshan, 32 tuổi, cũng là giáo sư trường đại học Allameh Tabatabai, hiện là phó giám đốc trung tâm Natanz, làm giàu chất Uranium, một cơ sở rất quan trọng đối với ngành công nghiệp hạt nhân của Iran.
Trung tâm Natanz hiện có 8,000 máy ly tâm làm giàu Uranium, mỗi máy cao 1.8m, đường kính 10cm.
Sau cái chết của Roshan, chính quyền Iran khẳng định Hoa Kỳ và Do Thái đứng sau hành động giết người nầy.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton tuyên bố: “Tôi khẳng định rằng, Hoa Kỳ không can dự vào bất cứ hành động khủng bố nào trong nước Iran cả”.
Thủ tướng Do Thái, Shimon Peres cho biết: “Theo hiểu biết của tôi, thì Do Thái không can dự vào việc tấn công nầy”.

Phát ngôn viên bộ quốc phòng Do Thái phát biểu: “Tôi không biết ai ra tay đối với nhà khoa học Iran nầy, nhưng chắc chắn là tôi không có một giọt nước mắt nào cả”.
Thế nhưng trên trang Blog của mình, ông Richard Silverstein, một chuyên viên phụ trách về các vấn đề an ninh Iran, viết như sau: “Theo nguồn tin đáng tin cậy của tôi, thì Mossad và tổ chức MEK đã thực hiện cuộc tấn công giết người nầy”.  MEK (viết tắt từ một tên khác là Mojahedin-e-Khalq Organization) một tổ chức chống chính quyền Iran là Thánh Chiến Nhân dân (People’s Mujahideen).

4.2. Cái chết của nhà khoa học Darioush Rezaeinejad
Ngày 23-7-2011, khoa học gia hạt nhân Iran, Darioush Rezaeinejad, 45 tuổi, bị bắn chết trong khi ông ta và vợ đậu xe chờ rước đứa con ở trường mẫu giáo. Hung thủ đi xe mô tô đã vọt mất liền sau đó.
Cũng như thường lệ, chính quyền Iran cáo buộc Do Thái và Hoa Kỳ đứng sau vụ ám sát đó.

4.3. Tình báo Mossad và phiến quân MEK đứng sau các vụ ám sát ở Iran
Ngày 10-2-2012, lần đầu tiên các quan chức Hoa Kỳ xác nhận, những vụ tấn công ám sát các nhà khoa học hạt nhân Iran, là do nhóm phiến quân MEK thực hiện. Nhóm nầy được tình báo Mossad tài trợ, huấn luyện và trang bị vũ khí.
Kể từ năm 2007 đến nay, có ít nhất là 5 khoa học gia hạt nhân Iran bị ám sát dưới nhiều hình thức.
Chính quyền Obama biết rõ chiến dịch nầy, nhưng khẳng định không nhúng tay vào. Ngoài các vụ ám sát, Mossad và MEK cũng liên quan đến một vụ nổ long trời lở đất vào ngày 12-11-2011, phá hủy trung tâm nghiên cứu phát triển hỏa tiễn ở Bin Kaneh, làm thiệt mạng thiếu tướng chỉ huy trưởng trung tâm và hơn 10 khoa học gia khác. Iran bị một cú thiệt hại quá nặng nề.

4.4. Lời thú tội của một thành viên MEK
“Tôi tên là Majid Jamali Fashi. Cách đây 3 năm, tôi tiếp xúc lần đầu tiên với Mossad tại Istanbul, Thổ Nhỉ Kỳ. Tôi được yêu cầu cung cấp tin tức về một số nơi ở Tehran. Tôi đã viết ra 30 trang, và đến giao cho toà lãnh sự Do Thái ở Istanbul. Sau đó, tôi được huấn luyện ám sát, tập dượt bắn súng, chạy trốn, dùng quần áo và mỹ phẩm để hoá trang. Trở về Tehran, tôi được cấp bom, súng đạn, 2 điện thoại vệ tinh và một chiếc Honda 125 phân khối.

4.5. Iran bại trận trong cuộc chiến gián điệp
Kể từ năm 2005, cơ quan phản gián Iran Oghab-2 đã có nhiệm vụ bảo vệ bí mật tất cả những hoạt động có liên quan đến chương trình hạt nhân của nước nầy, bao gồm tên tuổi các nhà khoa học, các cơ sở, kế hoạch chương trình…Thế nhưng Oghab-2 đã thất bại trong nhiệm vụ.
Ngày 12-2-2010, qua 2 chiếc điện thoại, tôi nhận lịnh đánh bom giết khoa học gia Ali Mohammadi. Tôi dựng chiếc Honda có gắn bom, sát bên cạnh chiếc xe của Ali Mohammadi, khi ông từ trong nhà ra đến chiếc xe, thì tôi dùng remote control kích nổ. Tôi được thưởng trước 120,000 USD”.
Thanh niên tên Majid Jamali Fasha bị kết án tử hình ở Iran.

-  Tháng 3 năm 2007, thiếu tướng Ali Reza Asgari, thứ trưởng quốc phòng, lãnh tụ Vệ binh Cách mạng, đã đào thoát sang tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Đó là, trong chuyến công tác đến Damascus, Syria, ông để vợ ở lại đó, rồi thuê xe chạy đến biên giới, đưa hối lộ 1,500USD cho biên phòng để vào Istanbul, Thổ Nhỉ Kỳ vào ngày 7-2-2007, mà không cần giấy thông hành. Báo cáo cho biết, đã có 2 người đặt phòng cho ông để ở 3 đêm tại khách sạn Ceylan Hotel. Đến ngày 9-2 thì ông biến mất. Tờ Sunday Times cho biết, tướng Asgari là một kho tàng quý báu của tình báo Hoa Kỳ. Iran cho rằng Asgari bị bắt cóc và bị giết, họ đã khai tử ông. Hoa Kỳ cũng thừa cơ hội, khai sanh cho Asgari, với cái tên và lý lịch khác.
- Cũng trong năm 2007, khoa học gia nguyên tử Ardeshir Hassanpour bị chết một cách bí ẩn mà không tìm ra thủ phạm.
- Kế đến, tổng thống Obama công khai tuyên bố một cơ sở bí mật về hạt nhân ở Fordo. Thế là bí mật của Iran đã bật mí trước công luận.
-  Hoa Kỳ còn biết được biện pháp bảo vệ bí mật, là Iran đã chuyển 75% chương trình làm giàu Uranium ở cấp thấp (Low Enriched Uranium-LEU) sang Nga, rồi sau đó đưa sang Pháp để chuyển đổi thành năng lượng hạt nhân.
Như vậy, xem như Iran bị thảm bại trên mặt trận gián điệp với Do Thái và Hoa Kỳ.

 

5. Mossad đuổi tận diệt tuyệt thủ phạm vụ thảm sát Munich 1972
5.1. Cuộc thảm sát ở Munich năm 1972

Cuộc thảm sát xảy ra trong thời gian diễn ra Thế Vận Hội Mùa Hè năm 1972 ở Munich, Tây Đức, khi các lực sĩ Do Thái bị tấn công bởi Tổ Chức Tháng Chín Đen (Black September Organization-BSO), một nhóm vũ trang thuộc tổ chức Fatah của Yasser Arafat. Kết quả, 11 lực sĩ Do Thái bị giết.
Ngày 5-9-1972, lúc 4g 30 sáng, 5 tên khủng bố Palestine trùm mặt nạ đen, leo qua hàng rào dây xích, xâm nhập vào Làng Thế Vận. Nhiều người trông thấy nhưng họ cho đó là việc bình thường, vì nhiều lực sĩ ra vào theo cách đó. Vũ khí được dấu trong các túi lực sĩ. 3 người bên trong đến nhập bọn. Họ dùng chìa khoá đánh cắp được, xâm nhập vào 2 phòng của các lực sĩ Do Thái.

Trọng tài môn đô vật Do Thái, Yossef Gutfreund, nghe tiếng động ngoài cửa bèn bước ra xem. Trước mặt ông là một người trùm mặt nạ đen, tay cầm súng, ông la lớn “Anh kia! Ra khỏi đây ngay!”, miệng la tay vớ cặp tạ nặng 135kg ném về phía tên khủng bố. Thấy có động, trưởng đoàn lực sĩ Do Thái Tuvia Sokolovsky, lực sĩ chạy bộ Shaul Ladany, 4 lực sĩ khác và 2 bác sĩ nỗ lực chạy trốn, nhưng tất cả bị khống chế bởi những họng súng của những tên Palestine.

Trên đường di chuyển từ phòng nầy qua phòng khác, lực sĩ đô vật Moshe Weinberg đánh bất tĩnh và đâm chết một tên, trước khi bị bắn chết. Đồng thời, lực sĩ cử tạ Yossef Romano, 31 tuổi, tấn công làm bị thương một tên khác trước khi bị bắn chết. Cuối cùng, những tên khủng bố đã chế ngự được 9 lực sĩ Do Thái và bắt làm con tin.

Đến 9giờ 30 sáng, nhóm khủng bố tự nhận là thành viên của Tổ chức Tháng Chín Đen và đưa ra những yêu sách để trao đổi con tin:
- Nhà nước Do Thái phải thả 234 tù nhân người Palestine.
- Chính phủ Đức phải cung cấp phương tiện và bảo đảm an toàn để họ rời Tây Đức.
Sau những giờ thương lượng căng thẳng, nhóm khủng bố chấp nhận một kế hoạch:
- Nhóm khủng bố được trực thăng đưa đến phi trường nằm trong căn cứ NATO ở Firstenfeldbruck, ở đó, một phi cơ sẽ đưa họ đến Cairo, thủ đô Ai Cập.
- Những con tin Do Thái sẽ được xe bus đưa đến 2 chiếc trực thăng, để đến căn cứ NATO.
Trong khi di chuyển, an ninh Tây Đức mới phát giác ra là, đã có 8 tên khủng bố, chớ không phải 5 tên mà theo kế hoạch, các tay súng bắn tỉa phải triệt hạ tại phi trường. Như vậy, 3 tên nầy  không phải là mục tiêu triệt hạ, đó là đầu mối gây ra cuộc thảm sát.
Lúc 10giờ tối, tại căn cứ NATO, các xạ thủ bắn tỉa đã hạ 5 tên khủng bố theo kế hoạch.
Lúc 11giờ tối, khi nghe tin 5 tên khủng bố bị bắn hạ, các cơ quan truyền thông loan tin nhầm lẫn, là các con tin Do Thái đã được cứu thoát.
Khoảng 1 giờ sau, 3 tên khủng bố còn lại dùng lựu đạn cho nổ một chiếc trực thăng, 9 lực sĩ ở chiếc trực thăng còn lại, bị lôi ra bắn chết từng người.
3 giờ sáng, phóng viên Thế Vận Hội của đài ABC, Jim McKay, mắt ứa lệ, tuyên bố “Họ chết tất cả rồi”.
3 tên khủng bố còn lại bị bắt giữ, thế nhưng sự việc chưa kết thúc. Đó là ngày 29-10-1972, một nhóm Palestine lại cướp chiếc phi cơ của hảng hàng không Đức, Lufthansa, và đòi chính phủ Đức phải thả 3 tên khủng bố. Đức thả 3 người trước sự giận dữ của người Do Thái.

5.2. Chiến dịch Cơn Thịnh Nộ Của Thượng Đế (Operation Wrath of God)

 Sau vụ 11 lực sĩ Do Thái bị giết, nữ Thủ tướng Golda Meir ra lịnh cho Mossad truy lùng, lập Danh Sách Tìm Diệt để tiêu diệt tất cả những người trực tiếp hay gián tiếp liên hệ đến vụ thảm sát, không chừa một móng nào cả.
Tướng Aharon Yariv, cố vấn của thủ tướng về chống khủng bố, cùng với bộ trưởng quốc phòng Moshe Dayan (Tướng Độc Nhản) và giám đốc Mossad là Zvi Zamir thành lập Chiến dịch Cơn Thịnh Nộ Của Thượng Đế (Operation Wrath of God) để tiêu diệt tất cả các thủ phạm.

5.2.1. Chiến dịch Biệt đội Lưỡi Lê (Operation Bayonet)

Biệt đội Lưỡi Lê có nhiệm vụ truy tìm, lập danh sách để triệt hạ tất cả những người có liên hệ đến vụ thảm sát Munich 1972.
Công việc đầu tiên là lập danh sách tìm diệt. Với sự trợ giúp của những người Palestine trong Tổ Chức Giải Phóng Palestine (Palestine Liberation Organization-PLO) nằm vùng, làm việc cho Mossad, và các tổ chức gián điệp đồng minh, một danh sách được xem như sổ đoạn trường được thành lập.

5.2.2. Các thủ phạm đền tội

Nạn nhân đầu tiên là Abdel Wael Zwaiter, đại diện cho PLO ở Ý.
Ngày 16-10-1972, hai nhân viên Biệt đội Lưỡi Lê, phục kích tại nhà riêng của Zwaiter, đã nã 11 phát vào thành viên Tháng Chín Đen nầy. Mỗi phát đạn là để báo thù cho một lực sĩ trong 11 người bị sát hại ở Olympic Munich 1972.
Thủ phạm thứ hai đền tội. Tiến sĩ Mahmoud Hamshari, đại diện Palestine ở Paris, lãnh tụ Tháng Chín Đen ở Pháp.
Ngày 8-12-1972, một điệp viên Mossad giả danh là một nhà báo gọi điện thoại về nhà riêng của đương sự, khi Hamshari nhấc máy lên, chưa kịp nói Allo thì nổ tung, đầu nát như tương, do một quả bom cài trước được kích hoạt.
Vụ thanh toán thứ ba xảy ra ở London. Một thành viên Palestine có tên trong danh sách tìm diệt đã bị ai đó đứng sau lưng, xô anh ta xuống đường rầy xe điện chưa kịp ngừng ở trạm chính trong giờ cao điểm, hành khách đông đảo đang đứng chờ để lên xe.
Vụ ám sát thứ tư.
Đêm 24-1-1973, Hussein al-Bashir, người Jordan, lãnh tụ Tháng Chín Đen ở Cyprus, (đảo Síp), khi vói tay tắt ngọn đèn ngủ, thì quả bom cài sẵn dưới giường phát nổ, làm banh xác anh ta và phá hỏng cả căn phòng trong khách sạn Nicosca, Cyprus. Thủ phạm không để lại dấu vết nào cả, và đương nhiên là Do Thái phủ nhận việc ám sát đó.
Sau những vụ ám sát, người Palestine đề phòng và bảo vệ cẩn mật hơn, nên Mossad thay đổi chiến thuật. Thế là Chiến Dịch Mùa Xuân của Tuổi Trẻ (Operation Spring of Youth) ra đời.
Chiến dịch Mùa Xuân của Tuổi Trẻ cũng nằm trong chiến dịch lớn là Cơn Thịnh Nộ của Thượng Đế.
Mục tiêu là 3 thành viên cấp cao của Tháng Chín Đen sống trong một toà nhà 6 tầng được canh gác chặt chẽ ở thủ đô Beirut của Li Băng.
Đêm 9-4-1973, 3 lính cảm tử Do Thái là Sayeret Matkal, Shayetet 13 và Tzanhanim, từ một chiến hạm trang bị hoả tiễn đậu ngoài khơi bờ biển Li Băng, 3 cảm tử dùng thuyền cao su vào bờ. Trên bờ, đã có những điệp viên Mossad chờ sẵn, với những chiếc xe đã thuê ngày hôm trước, chở tất cả vào thủ đô Beirut. Những lính cảm tử mặc thường phục và cũng có người hoá trang giả làm phụ nữ.
Ở Beirut, điệp viên Mossad và lính cảm tử tấn công vào toà nhà 6 tầng để đưa 3 thành viên cao cấp Palestine đi đầu thai, đó là Muhammad Youssef al-Najjar và vợ, Kamal Adwan và Kamal Nasser.
Quân Do Thái gặp sự kháng cự mãnh liệt, nhưng họ cũng hoàn thành nhiệm vụ, và còn phá hủy một trạm xăng và một cơ sở sản xuất vũ khí của địch. Trong trận đụng độ, 2 cảnh sát Li Băng, 1 công dân Ý và khoảng 10 người Palestine bị thiệt mạng. Phía Do Thái có 2 người hy sinh, những người khác rút lui an toàn.
Ngày 11-4-1973, một thành viên Tháng Chín Đen trên đường đến Cyprus để thay thế Hussein al-Bashir đã bị ám sát trước đó, anh ta bị giết bởi một quả bom được cài trong phòng một khách sạn ở Athens, Hy Lạp.
Kể từ 28-6-1973 đến 21-10-1986, đã có 10 thành viên Tháng Chín Đen có tên trong sổ đoạn trường bị triệt hạ bởi lệnh hành quyết của Chiến Dịch Cơn Thịnh Nộ của Thượng Đế.

5.2.3. Cuộc săn lùng gay go tên Hoàng Tử Đỏ Ali Hassan Salameh

Ali Hassan Salameh (1940 - 22-1-1979) là một trong những người điều khiển cuộc bắt cóc các lực sĩ Do Thái ở Munich năm 1972. Bí danh là Abu Hassan.
1) Những thất bại trong vụ hạ sát Salameh
Sau một năm truy lùng, Mossad nhận được tin Salameh đang sống tại một thị trấn nhỏ tên Lillehammer của Na Uy.
Ngày 21-7-1973, toán ám sát Mossad đã bắn chết Ahmed Bouchiki, một người Ma Rốc làm bồi bàn, không có liên hệ gì tới vụ thảm sát và với Tháng Chín Đen cả. Sự giết lầm người do điềm chỉ viên nhận diện sai, và 6 nhân viên Mossad bị Na Uy bắt giữ, riêng người chỉ huy tên Michael Harari đã tìm các trốn thoát, 5 người còn lại bị tống giam về tội giết người, và đến năm 1975 mới được thả về Do Thái.
Vụ Mossad giết lầm người làm cho thế giới phẩn nộ và lên án Do Thái, nên thủ tướng Golda Meir ra lịnh hủy bỏ chiến dịch Wrath of God, tuy nhiên, Mossad vẫn tiếp tục truy lùng Salameh.
Vào tháng 1 năm 1974, được tin Salameh sẽ đến Thụy Sĩ để gặp thủ lãnh Yasser Arafat của PLO tại một nhà thờ vào ngày 12-1-1974. Gián điệp Mossad triển khai phương án đến Thuỵ Sĩ. Hai sát thủ Mossad đột nhập vào nhà thờ trong lúc 3 người Á Rập đang hội họp. Một tên Á Rập rút súng nhưng tức khắc bị bắn hạ tất cả. Lục soát nhà thờ, không thấy Salameh đâu cả, nên toán Mossad liền tẩu thoát.
Một lần nữa, gián điệp Do Thái lại thất bại trong việc tìm giết thủ phạm Salameh.
Sau đó không lâu, 3 điệp viên Mossad bay đến Luân Đôn, Anh quốc, để gặp một “người đưa tin”, hứa sẽ cung cấp tin tức về Salameh, nhưng người đưa tin không đến, thế là các  sát thủ Do Thái biết rằng họ đã bị lộ. Tình cờ, một thiếu nữ tuyệt sắc, khêu gợi, đã quyến rủ được một trong 3 điệp viên Mossad đến khách sạn Europa với cô, và thình lình anh ta bị bắn hạ tại phòng ngủ của khách sạn. Nguồn tin địa phương cho biết, đó là một nữ sát thủ chuyên nghiệp, giết mướn độc lập. Họ không tìm ra manh mối của người đã thuê nữ sát thủ đã giết đồng đội. Sau đó, thiếu nữ bị giết chết gần nhà của cô.
Toán Mossad nầy bị kỷ luật, vì không tuân lịnh ngừng chiến dịch, và hành động ngoài mục đích.
Lại thêm một lần thất bại nữa.
Mãi đến 5 năm sau, dưới thời thủ tướng Menachem Begin của Do Thái, chiến dịch tìm diệt Salameh lại tiếp tục.
Thật ra, Salameh đã được CIA xử dụng như là người liên lạc giữa Hoa Kỳ và Tổ Chức Giải Phóng Palestine (PLO), nên được CIA bảo vệ từ năm 1970 cho đến ngày chết, 22-1-1979.
Ali Hassan Salameh thuộc gia đình giàu có, nhiều quyền lực, xài tiền rộng rãi về gái đẹp và chơi xe hơi thể thao đắt tiền, được gọi là Hoàng Tử Đỏ (Red Prince)
Salameh cưới vợ, vốn là một hoa hậu hoàn vũ của năm 1971. Đi hưởng tuần trăng mật ở Hawaii, rồi đến sống tại khu Disneyland, California.
Đến tháng 8 năm 1978, khi vợ có thai, Salameh trở về Beirut, Li Băng.

2) Mỹ nhân kế với cái bẫy trên giường

Mossad phải mất 6 năm mới tìm ra được tung tích của một trong những tên đầu xỏ của vụ thảm sát Olympic Munich 1972. Thế là nữ điệp viên Penelope được cử tham gia công tác. Nữ điệp viên Do Thái được tuyển chọn rất kỹ, có thể nói là “người giỏi nhất trong vạn người”.
Các nữ đặc vụ phải thông thạo tiếng Anh, tiếng Á Rập và các thứ tiếng Âu châu. Phải trải qua những giai đoạn huấn luyện đầy gian khổ, phải nhuần nhuyễn kỹ năng gián điệp như theo dõi, chống và cắt bám đuôi, ăn trộm tài liệu, nghe lén, xử dụng các loại vũ khí, biết lái các loại xe, đội lốt, giả dạng, nằm vùng…và hơn thế nữa, phải rất xinh đẹp và có khả năng kéo kẻ thù lên giường.
Penelope là biệt danh của thiếu nữ tên Erika Mary Chambers, sinh ngày 6-7-1952 tại thành phố Liverpool, Anh quốc. Tốt nghiệp đại học năm 1974.
Penelope đến Beirut với thông hành mang quốc tịch Anh, lý lịch tốt nghiệp đại học Southampton, làm việc cho một tổ chức từ thiện có trụ sở tại Luân Đôn, đến công tác giúp đở những trẻ em trong trại tỵ nạn của người Palestine, nơi mà Ali Hassan Salameh thường đến ủy lạo và giúp đở trẻ em trong trại.
Penelope lân la làm quen với Salameh. Và điều cuối cùng đã đến. Mặc dù đã có vợ là hoa hậu hoàn vũ, nhưng vốn hảo ngọt, nên Salameh đã bập Penelope.
Cũng có vài lần đang vui vẻ mặn nồng với nhau, Penelope định ra tay, nhưng không thành. Sau một thời gian khắng khít, Penelope nắm được thói quen của kẻ thù, đó là thói quen thường hay đến thăm nhà bà già vợ vào những chiều thứ bảy.
Vào lúc 3giờ 35 chiều ngày 22-1-1979, đoàn xe 2 chiếc Chevrolet wagon trên đó có Salameh và 4 cận vệ, trên đường đến dự tiệc sinh nhật mẹ vợ ở khu phố Ghobari. Khi đoàn xe vừa đến chiếc Wokswagen màu đỏ đậu bên đường, chứa 100 kg chất nổ plastic, thì ở tầng lầu 8 của căn hộ, Penelope kích hoạt chất nổ bằng remote control, tiếng nổ long trời lở đất làm cho 4 cận vệ chết ngay tại chỗ, Salameh bị thương nặng và chết ở bịnh viện một tháng sau đó. Tội nghiệp cho 4 người đi đường vô tôi, không có tên trong sổ đoạn trường, phải chết oan.
Penelope và 14 người của Mossad biến mất, không để lại một dấu vết nào. Đó là lý do để cho Mossad mạnh miệng chối leo lẻo về hành động ám sát.
Đối với kẻ thù, khi đã bị đưa vào danh sách tìm diệt, thì dù cho có chạy trốn đằng trời cũng khó thoát khỏi bàn tay của Mossad. Như trường hợp của tên đồ tể Đức Quốc Xã Adfolf Eichmann, đã tham gia vào vụ tàn sát 6 triệu người Do Thái trong các trại tập trung. Sau khi Đức đầu hàng, Eichmann trốn sang Áo, rồi trở về Đức, sang Ý và cuối cùng đến Argentina, Nam Mỹ.
Tình báo Do Thái vẫn kiên trì truy lùng suốt 10 năm, xem qua hàng trăm ngàn tài liệu và cuối cùng phát hiện hắn sống ở Argentina với cái tên mới là Ricardo Klement. Ngày 11-5-1960 Do Thái bắt cóc đưa về Tel Aviv. Sau 14 tuần lễ xét xử, với 1,500 tài liệu và hơn 100 nhân chứng, vài chục hồ sơ từ 16 quốc gia gởi đến. Bị kết án tử hình và bị treo cổ lúc 12 giờ đêm ngày 31-5-1962.

6. Kết

Giám đốc tình báo Mossad, Tamir Pardo đến Washington ngày 31-1-2012 để thảo luận về khả năng tấn công cơ sở hạt nhân của Iran
Tình báo Mossad đã thực sự làm trở ngại chương trình hạt nhân của Iran, đồng thời cũng gây nhiều thiệt hại cho nước nầy.


 

Nổ lực làm giàu chất Uranium của Iran khiến cho Hoa Kỳ, Âu châu và Do Thái lo ngại. Cơ quan Năng Lượng và  Nguyên Tử Quốc Tế (IAEA=International Atomic Energy Agency) tuyên bố là họ đã nắm trong tay những bằng chứng  cho thấy Iran đã tiến hành những thử nghiệm liên quan đến việc phát triển một thiết bị, kích nổ hạt nhân xử dụng trong vũ khí nguyên tử.
Tin tức của IAEA khiến cho Hoa Kỳ và Liên Âu siết chặt sự trừng phạt Iran, chủ yếu là việc bán dầu khí và phong tỏa tài chánh.
Cuộc đọ sức giữa Iran và Hoa Kỳ đã đến giai đoạn công khai. Tổng thống Obama mở một chiến dịch rộng lớn, siết chặt gọng kềm trừng phạt Iran.
Ở Liên Âu, tổng thống Pháp, Nicolas Sarkozy, chủ trì, ráo riết vận động một cuộc bỏ phiếu tăng cường biện pháp trừng phạt Iran.
Ở châu Á, Nhật, Nam Hàn, Ấn Độ đang tìm nguồn dầu khác ở các nước Arab Saudi và các quốc gia dầu hỏa trong vùng. Hoa Kỳ không hy vọng thuyết phục được Trung Cộng, nước nhập cảng 1/3 sản lượng dầu, mỗi ngày 2.2 triệu thùng từ Iran. Tuy nhiên, Trung Cộng cũng đang tìm nguồn dầu khác, vì đã có sự tranh chấp với Iran về một hợp đồng dầu khí.
Tổng thống Obama đã ký một quyết định ngăn chặn những chuyển khoản tài chánh quốc tế đối với Iran. Quyết định nầy làm kẹt 5 tỷ đô la của Iran tại các ngân hàng ở Nam Hàn.
Các nhà máy lọc dầu Iran vẫn hoạt động tốt, nhưng gặp khó khăn trong việc bán dầu và nhất là việc thu tiền bán dầu từ các ngân hàng bị tác động bởi quyết định cấm vận tài chánh của Hoa Kỳ.
Vừa qua, tổng thống Mahmoud Ahmadinejad sang Cuba, có lẻ để học hỏi kinh nghiệm chống cấm vận mà Cuba đã chịu từ bấy lâu nay.

 Trúc Giang

Chuyện giả tưởng về Đại Tá Lê Quang Tung ( đọc cho vui)


Lê Quang Tung ngày nhận lon Đại tá Tư lệnh LLĐB.
Ông Thạch cho rằng Đinh Đồng Phủ chỉ là một cái tên giả để che giấu một thân phận thật mà nếu được thừa nhận, một số chi tiết lịch sử sẽ phải được viết lại! Ông ta chính là... cựu Đại tá Lê Quang Tung, Tư lệnh Lực lượng đặc biệt dưới thời Ngô Đình Diệm!


Bất ngờ từ một vụ án nhỏ Ngày 12/11/2004, Công an huyện Định Quán, Đồng Nai đã bắt quả tang một đối tượng làm giả giấy tờ để đưa người xuất cảnh sang Mỹ. Kẻ bị bắt tên là Đinh Đồng Phủ, 73 tuổi, Việt kiều Mỹ. Sử dụng một số giấy tờ giả, Đinh Đồng Phủ tự xưng là viên chức của Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP HCM, làm việc tại bộ phận phụ trách tái định cư. “Nhiệm vụ” của Đinh Đồng Phủ, theo lời “tự giới thiệu”, là tìm hiểu và hướng dẫn những người trong diện ra đi có trật tự (ODP) và diện con của sĩ quan chế độ Việt Nam Cộng Hòa (HO), giúp họ hoàn tất thủ tục để sang Mỹ định cư trong đợt bổ sung vào cuối năm 2004. Mỗi người muốn ra đi phải đóng cho Phủ hàng ngàn USD để làm hồ sơ. Lừa được khoảng 30 người thì Phủ bị phát hiện và bắt giữ. Đinh Đồng Phủ bị bắt buổi sáng thì ngay chiều hôm đó, Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP HCM đã nhanh chóng đưa ra thông cáo: hai chương trình tái định cư cho những người thuộc diện ODP và HO năm 2004 đã hoàn toàn chấm dứt từ tháng 9. Sau thời điểm đó, phía Hoa Kỳ sẽ không nhận thêm bất kỳ một hồ sơ nào khác, chỉ giải quyết những hồ sơ đã nộp từ trước. Mặt khác, Tổng Lãnh sự quán cũng khẳng định: họ không hề có bất kỳ một nhân viên nào tên là Đinh Đồng Phủ. Mẩu “tin vắn” về vụ việc này hầu như chẳng khiến mấy người lưu tâm. Nhưng đến thời điểm tưởng chừng như vụ việc đã bị chìm hẳn vào quên lãng thì nó lại được xới lên. Áp Tết Nguyên đán 2009, có một Việt Kiều Canada tên là Phan Bảo Thạch về tìm gặp chúng tôi, mang theo một số mẩu báo có đăng tin về vụ Đinh Đồng Phủ đã khá cũ kỹ và một số tài liệu khác. Với một niềm tin mạnh mẽ, ông Thạch cố chứng minh rằng sự việc của hơn 4 năm trước không đơn giản chỉ là một vụ án lừa đảo bình thường. Ông Thạch cho biết, cả ông lẫn một số người từng là quan chức chế độ cũ hiện đang sinh sống ở Hoa Kỳ, Canada, Australia đều hoài nghi nhân vật Đinh Đồng Phủ đang hoạt động... gián điệp. Hơn thế nữa, Đinh Đồng Phủ chỉ là một cái tên giả để che giấu một thân phận thật mà nếu được thừa nhận, một số chi tiết lịch sử sẽ phải được viết lại! Ông ta chính là... cựu Đại tá Lê Quang Tung, Tư lệnh Lực lượng đặc biệt dưới thời Ngô Đình Diệm!

Thảm kịch của tham vọng và quyền lực
Khác xa cái tên Đinh Đồng Phủ vô danh, Lê Quang Tung từng là một nhân vật đặc biệt quan trọng của nền đệ nhất Cộng Hòa. Sinh năm 1926 (có tài liệu ghi là 1923 - TG), Lê Quang Tung xuất thân là một chủng sinh trường dòng nhưng không trở thành linh mục Thiên Chúa giáo mà chọn binh nghiệp làm sự nghiệp. Ông ta được xem như nhân vật quyền lực số 2 sau Ngô Đình Nhu trong đảng Cần lao Nhân vị. Tháng 2/1956, khi đơn vị đầu tiên của Liên đội quan sát số 1, sau đổi thành Liên đoàn quan sát số 1 được thành lập, Ngô Đình Nhu đã giao nó cho Lê Quang Tung chỉ huy. Sau khi bị đảo chính hụt ngày 11/11/1960, Ngô Đình Nhu đã ráo riết nâng cấp, mở rộng Liên đoàn quan sát, xây dựng nó thành Lực lượng đặc biệt nằm ngoài biên chế quân đội, chuyên trách các hoạt động bí mật như do thám, phá hoại, ám sát, thủ tiêu, phản gián... nhằm loại trừ nguy cơ và những phần tử đối lập trong lòng chế độ. Lê Quang Tung được vinh thăng Đại tá, chính thức được bổ làm Tư lệnh LLĐB từ ngày 1/1/1961, kiêm luôn Chỉ huy trưởng Lữ đoàn Liên binh phòng vệ Phủ Tổng thống. Em ruột Lê Quang Tung là Thiếu tá Lê Quang Triệu được cử làm Tham mưu trưởng của LLĐB. Trên toàn miền Nam Việt Nam, quyền lực của LLĐB và anh em Tung - Triệu có thể nói là vô biên, đứng cao hơn cả hiến pháp và pháp luật! Ân sủng của nhà Ngô dành cho anh em họ lại là nguyên nhân dẫn đến một kết cục cực kỳ bi thảm. Trong mắt những tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa theo Dương Văn Minh dự mưu đảo chính anh em Ngô Đình Diệm thì Lê Quang Tung - Tư lệnh LLĐB cùng với Đại tá Hồ Tấn Quyền - Tư lệnh Hải quân đích thực là hai cái gai. Hai nhân vật này tuyệt đối trung thành với nhà Ngô, thuyết phục họ theo phe đảo chính là điều không thể. Để cho họ sống lại càng cực kỳ nguy hiểm.  
Trong biến cố 11/11/1960, Hồ Tấn Quyền và Lê Quang Tung chính là hai người đã chỉ huy Hải quân và Liên Binh phòng vệ chống trả quyết liệt làm đảo ngược thế cờ, dẫn đến sự thảm bại của phe đảo chính. Vì thế, tiếng súng đảo chính chưa nổ, số phận của hai nhân vật này đã được định đoạt. Cả hai đều nhận được điện thoại mời đến Bộ Tổng tham mưu dự họp trước giờ nổ ra đảo chính. Trưa ngày lễ Các Thánh 1/11/1963, lấy lý do mừng sinh nhật lần thứ 36 của Đại tá Hồ Tấn Quyền, Thiếu tá Trương Ngọc Lực, Chỉ huy trưởng vùng III Sông ngòi và Đại úy Nguyễn Kim Hương Giang, Chỉ huy trưởng Giang đoàn 24 kiêm Chỉ huy trưởng đoàn Giang Vận đã mời Đại tá Quyền ra Thủ Đức dự tiệc do một số sĩ quan Hải Quân tổ chức. Ban đầu, Đại tá Quyền từ chối, nhưng Lực và Giang năn nỉ mãi nên cuối cùng viên tư lệnh Hải Quân cũng gật đầu. Đích thân viên Đại tá ngồi sau tay lái chiếc Citroen đưa hai “đệ tử cật ruột” đến buổi tiệc. Khi xe vừa rẽ khỏi xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa, Thiếu tá Trương Ngọc Lực ngồi ghế kế bên đã bất ngờ rút dao găm đâm Hồ Tấn Quyền. Đang giằng co, giành được dao găm đâm một nhát vào tay tên đàn em, Đại tá Quyền đã bị Đại úy Giang ngồi băng sau rút súng ngắn chĩa vào vai bắn chết. Đến Bộ Tổng Tham mưu dự họp, số phận của viên Tư lệnh LLĐB cũng kết thúc không mấy khác. Khi vào phòng họp, Lê Quang Tung được thông báo: chỉ được chọn lựa giữa hai con đường: hoặc phản anh em Ngô Đình Diệm, theo phe đảo chính, hoặc chết. Dương Văn Minh và các tướng lĩnh chóp bu trong “Hội đồng quân nhân cách mạng” Trước đông đảo tướng lĩnh của cái Hội đồng quân nhân cách mạng vừa tuyên bố thành lập, Lê Quang Tung đã từ chối thẳng thừng và lớn tiếng mạt sát: “Tụi bây đeo lon, mặc áo, thụ hưởng phú quí, lạy lục để được Tổng thống Diệm ban ơn mà nay lại giở trò bất nhân bất nghĩa...”. Đến đó, theo lệnh Dương Văn Minh, Đại úy Nguyễn Văn Nhung và hai tên thuộc hạ của Nhung đã xô tới kè chặt vai Lê Quang Tung lôi ra khỏi phòng họp. Tung bị ba tên đồ tể lôi ra nghĩa trang Bắc Việt tương tế nằm ngay sau lưng Bộ Tổng Tham mưu và đâm nát người bằng dao găm, vùi xác ngay tại chỗ không quan tài hay bó liệm gì cả. Nghe tin anh mình bị bắt, Thiếu tá Lê Quang Triệu vội chạy đến Bộ Tổng tham mưu hỏi thăm tin tức và cũng chịu chung số phận. Triệu rất khỏe, dù bị đâm vẫn vẫy vùng chống cự quyết liệt. Phải vất vả lắm, Đại úy Nhung và hai tên thuộc hạ mới giết được anh ta và chôn sơ sài bên cạnh chỗ người anh mới bị vùi xác. Rất nhiều sách báo viết về sự kết thúc của nền đệ nhất Cộng hòa đã mô tả những chi tiết này. Trong hầu hết hồi ký của các tướng lĩnh Sài Gòn dự phần đảo chính, những người từng có mặt và chứng kiến vụ việc, cái chết của Lê Quang Tung đều được xác nhận. Người ra lệnh, kẻ trực tiếp thực hiện việc hạ sát anh em Tung, Triệu đều được điểm mặt, chỉ tên. Vì thế, chúng tôi đã hết sức ngạc nhiên và hoài nghi trước thông tin Lê Quang Tung còn sống, núp dưới cái tên giả là Đinh Đồng Phủ mà ông Phan Bảo Thạch và một số người khác đưa ra. Thế nhưng, câu chuyện mà ông Thạch thuật lại mang nhiều yếu tố ly kỳ, nghe qua cũng khá có cơ sở.
Người bạn tù bí ẩn Cuối năm 1976, vì tội tổ chức đưa người vượt biên trái phép, Phan Bảo Thạch bị chính quyền Cách mạng bắt giam tại Trại giam Chí Hòa, chung khu giam giữ với một số đối tượng sĩ quan, viên chức chế độ cũ bị bắt học tập cải tạo. Những ân oán, xích mích trong trại giam đã dẫn đến việc Phan Bảo Thạch bị bạn tù đâm lén. May mắn thoát chết, anh được đưa ra trạm xá trại giam điều trị vết thương. Chung buồng bệnh với anh là một người tù bị lao phổi nặng, có lẽ đã chuyển thành ung thư đang nằm chờ chết, người teo tóp chỉ còn da bọc xương. Trong hồ sơ khai báo tại trại, ông ta tên là Đinh Đồng Phủ, 50 tuổi. Tuy nhiên bệnh tật đã khiến bề ngoài ông ta già yếu hơn nhiều Dù hơi thở chỉ còn thoi thóp, nhân vật này vẫn cố duy trì một lịch biểu sinh hoạt đều đặn, gần như bất di bất dịch. Ông ta thường dậy rất sớm và thức rất khuya để đọc kinh, dù chẳng đọc ra hơi. Không hiểu nghĩa nhưng ông Thạch cũng đoán được là ông ta đọc bằng tiếng Latin. Tình trạng bệnh tật của người bạn tù khiến Phan Bảo Thạch có sự xót thương. Khi vết thương của bản thân đã tạm ổn, anh thường hay giúp đỡ người bạn chung buồng những việc lặt vặt như rót nước, bón cháo, cho đến những việc chẳng ai muốn như đổ bô, dọn vệ sinh... Có lẽ sự tử tế của Thạch đã khiến bộ xương di động kia cảm động. Một hôm, ông ta thều thào gọi Phan Bảo Thạch lại ngồi bên mép giường và dặn dò đứt quãng: - Anh là người tốt. Tôi cho anh biết một bí mật. 
Cứ đem việc này báo với cán bộ trại giam, có lẽ anh sẽ được sớm ra tù. Tôi là Lê Quang Tung, nguyên Tư Lệnh LLĐB dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm. Câu chuyện của người tự xưng là viên tư lệnh thuở nào đẫm màu sắc huyền hoặc. Theo đó, Lê Quang Tung không chết dưới tay dao của Đại úy Nguyễn Văn Nhung và hai thuộc hạ mà bị hành quyết bằng súng kê vào ngực bắn gần bởi Đại úy Lê Minh Đảo, người đến gần tàn cuộc chiến đã được gắn lon tướng, nổi tiếng với câu tuyên bố: “Tôi sẽ chết trên thành phố Huế, Việt cộng muốn chiếm thành phố Huế phải bước qua xác tôi”, sau đó bỏ mặc quân tướng chạy trốn nhưng không thoát. Sau khi bị hành quyết, Lê Quang Tung bị hai tên hạ sĩ quan khiêng xác vứt cạnh một chiếc thiết vận xa đang đậu ngay bên hàng rào Bộ Tổng Tham mưu. Tuy nhiên, Tung chỉ bị thương rất nặng nhưng không chết. Người của Hắc Long, Cơ quan Tình báo Nhật Bản đã tìm thấy và cứu sống ông ta, sau đó bí mật đưa về Nhật Bản dưỡng thương. Tung bình phục, theo sự sắp xếp của Hắc Long, ông ta được ngụy tạo một lý lịch mới mang tên Đinh Đồng Phủ và đưa sang Thái Lan, Philippines làm việc với vai trò một chuyên gia quân sự của khối Hiệp ước phòng thủ chung Đông Nam Á (SEATO). Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đinh Đồng Phủ đã đeo lon... Trung tướng SEATO. Ông ta được SEATO đưa vào Việt Nam để bí mật tổ chức các hoạt động phá hoại, gây bạo loạn nhằm lật đổ chính quyền cách mạng. Ông Thạch là người đầu tiên được Đinh Đồng Phủ cho biết đầy đủ danh phận thật. Đằng nào sự sống của Đinh Đồng Phủ, tức Lê Quang Tung, cũng chỉ được tính bằng ngày, chẳng còn gì phải lo lắng nữa. Nếu là một trường hợp khác, có lẽ “câu chuyện làm quà” của người bạn tù sẽ bị ông Thạch bỏ qua dễ dàng. Nhưng nhân vật Lê Quang Tung thì khác. Sau đảo chính, cái chết của Lê Quang Tung đã được nhắc đến rất nhiều nhưng không thống nhất. Nhiều người từng có người thân là nạn nhân của những cuộc bắt cóc, ám sát, tra tấn dã man dưới thời đệ nhất Cộng hòa nhắc đến cái chết thảm khốc của anh em Tung, Triệu, những hung thần của chế độ với một thái độ hả hê không giấu giếm. Những người chịu nhiều ân sủng của chế độ Ngô Đình Diệm thì thường nhắc đến Tung như một sự luyến tiếc chế độ, lấy sự trung thành với nhà Ngô của ông để làm cớ bài xích, mạt sát những nhân vật tai to mặt lớn từng dự mưu đảo chính mà họ không ưa.  
Đầu năm 1971, khi xuất bản cuốn sách “Công dân áo gấm” viết về cựu đại sứ Henry Cabot Lodge, người được xem như “phù thủy” đã bật đèn xanh cho cuộc đảo chính hạ anh em ông Diệm, tác giả Lê Tử Hùng đã úp mở tuyên bố là có đủ bằng chứng chứng tỏ Lê Quang Tung còn sống. Những người còn luyến tiếc nhà Ngô và bất mãn với nền đệ nhị Cộng hòa miền Nam lại có chỗ bám víu để tự huyễn hoặc mình trong một giấc mơ quyền lực. Ngược lại, những kẻ đã trót nhúng tay vào máu thì vừa lớn tiếng bác bỏ, vừa hồi hộp nghe ngóng thực hư. Với ông Thạch, sự quan tâm còn vì những lý do riêng, bởi tuy nhỏ tuổi hơn, ông cũng đã từng là bạn của Thiếu tá Lê Quang Triệu. Ít nhiều, hiểu biết chắc chắn về kết cục số phận của anh em người bạn thuở nào cũng là điều mà ông rất mong muốn. Tuy nhiên, câu chuyện của Đinh Đồng Phủ lại dường như quá hoang đường nên ông Thạch không vội tin ngay. Để kiểm tra, Phan Bảo Thạch đã đem toàn bộ câu chuyện kể lại với linh mục Giuse Trần Hữu Thanh, lúc đó cũng đang bị cải tạo tại Trại Chí Hòa. Ở miền Nam, linh mục Trần Hữu Thanh là một người rất nổi tiếng, có uy tín cả trong Giáo hội Thiên Chúa giáo lẫn trong đời sống thế tục của xã hội và chính trường. Năm 1974, cha Thanh là người đứng đầu một nhóm 301 linh mục ký tên vào bản tuyên ngôn chống tham nhũng ở miền Nam. Ông chính là người phát hiện và đấu tranh quyết liệt chống âm mưu tẩu tán 16 tấn vàng trong ngân khố quốc gia ra nước ngoài của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Với gia đình Lê Quang Tung, cha Thanh cũng rất thân thiết. Ông chính là cha chủ lễ thay mặt Chúa tác thành cho cuộc hôn nhân của vợ chồng Lê Quang Tung. Không mấy tin tưởng việc Lê Quang Tung còn nhưng linh mục Trần Hữu Thanh lại cung cấp thêm cho ông Thạch một số thông tin đầy nghi hoặc. Dù Lê Quang Tung được ghi nhận là đã bị thanh toán một cách bi thảm, gia đình, bạn hữu của viên tư lệnh vẫn không hề tổ chức tang lễ, cải táng hay bất kỳ một nghi lễ tôn giáo nào cho ông ta. Không khí trong gia đình Lê Quang Tung sau đó cũng chẳng quá nặng nề tang tóc như thường gặp ở những gia đình có nạn nhân chết thảm khác. Hơn thế nữa, cuộc sống của vợ và con Lê Quang Tung cũng không vì thiếu chồng, cha mà quá chật vật. Hằng năm, vợ Lê Quang Tung vẫn nhận được một khoản trợ cấp không nhỏ nhưng từ đâu gửi đến thì cha Thanh không biết. Mặt khác, khi Tung bị hạ sát, người vợ của ông ta cũng chỉ mới trên dưới 30 tuổi nhưng nhiều năm sau đó vẫn không tái giá. Những biểu hiện trong gia đình rõ ràng là giống như Lê Quang Tung chỉ đi vắng lâu ngày chứ không phải đã bỏ mạng. Không có cơ hội gặp mặt Đinh Đồng Phủ, cha Thanh không khẳng định nhưng cũng không bác bỏ việc ông ta có phải Lê Quang Tung hay không. Tuy nhiên, nếu đúng đó thật sự là Lê Quang Tung thì ở anh ta phải có hai điều. Một là trên đùi trái của anh ta phải có một vết thẹo do đạn bắn. Thứ hai, là một thầy tu xuất, Lê Quang Tung sẽ rất thông thạo tiếng Latin. Để kiểm tra, cha Thanh bày cho Phan Bảo Thạch một vài câu tiếng Latin mà ông Thạch không hiểu nghĩa, dặn ông lựa lúc vờ buột miệng nhắc đến trước mặt Đinh Đồng Phủ. Nếu là Lê Quang Tung, ông ta sẽ chắc chắn chỉ trả lời lại bằng tiếng Latin với những câu tương ứng. Phan Bảo Thạch đã thử. Quả thật, Đinh Đồng Phủ có đủ cả vết đạn lẫn những câu trả lời tiếng Latin trôi chảy mà không cần suy nghĩ. Bí mật chưa được làm sáng tỏ thì vết thương của ông Thạch đã lành. Ông được rời bệnh xá và không lâu sau đó cũng được trả tự do. Những mối băn khoăn về Đinh Đồng Phủ - Lê Quang Tung cứ nhạt dần. Trong thâm tâm, ông đinh ninh Đinh Đồng Phủ cũng đã chết từ lâu vì bệnh tật.
 
Sự thật về một bóng ma Mãi đến cuối năm 2004, qua báo chí, ông chợt gặp lại cái tên Đinh Đồng Phủ. Sự trùng hợp bởi cái tên không mấy phổ biến đã thôi thúc ông trở lại với hành trình xác minh một thân phận. Ông Thạch cho rằng, nếu quả thật người bạn tù Đinh Đồng Phủ ngày xưa còn sống và chính là Đinh Đồng Phủ vừa bị bắt năm 2004, rất có thể hành vi móc nối đưa người đi Mỹ trái phép của ông ta sẽ mang những âm mưu, mục đích khác lớn hơn nhiều so với hành vi lừa đảo giấy tờ chỉ vì động cơ trục lợi. Đối với ông Thạch, dường như việc cơ quan Lãnh sự quán Hoa Kỳ quá nhanh chóng trong việc khẳng định Đinh Đồng Phủ không liên quan gì đến cơ quan này dường như là không bình thường. Cộng hết thảy những điều bất thường, mối nghi hoặc về việc Lê Quang Tung, kẻ dự phần lịch sử còn sống hay đã chết lại một lần nữa trỗi dậy. Tuy nhiên, khi ông có điều kiện về Việt Nam, Đinh Đồng Phủ đã được trả tự do - có vẻ sớm hơn bình thường - và đã quay trở về Mỹ. 
Tất cả những cơ quan liên quan mà ông tìm hỏi đều không cung cấp thêm được chút thông tin nào để khẳng định hay bác bỏ giả thiết. Nhận thấy mối nghi hoặc của ông Thạch ẩn chứa bên trong nó nhiều tình tiết thú vị, chúng tôi đã bỏ khá nhiều thời gian cùng với ông tìm hiểu, điều tra và đối chứng lại các tư liệu. Từ nguồn thông tin tìm hiểu từ một số đơn vị liên quan thuộc Bộ Công an, chúng tôi có thể khẳng định vụ việc Đinh Đồng Phủ năm 2004 đơn thuần chỉ là một vụ án lừa đảo bình thường, không liên quan đến những mưu đồ chính trị như ông Thạch và một số người băn khoăn. Việc lên tiếng của cơ quan Lãnh sự quán Mỹ chỉ là một thủ tục xử lý thường vụ bình thường theo qui tắc ngoại giao. Rất có thể hai nhân vật mà ông Thạch từng biết chỉ tình cờ trùng đủ họ tên, bởi nếu so tuổi tác, Đinh Đồng Phủ ông gặp ở bệnh xá Chí Hòa lớn hơn Đinh Đồng Phủ lừa đảo năm 2004 từ 6 đến 10 tuổi. Những hồ sơ tài liệu của chế độ Việt Nam Cộng hòa còn được Bộ Công an lưu trữ cũng cho thấy chẳng có gì phải nghi ngờ về việc viên Tư lệnh Lê Quang Tung đã chết năm 1963 đúng như nhiều sách báo đã mô tả. Khi đưa ra một câu chuyện ly kỳ về hành trình che giấu thân phận từ Lê Quang Tung thành Đinh Đồng Phủ, người bệnh phạm lao phổi nặng ở Trại Chí Hòa đã quên mất khá nhiều điều bất hợp lý. Nhằm mục đích “ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản”, dưới sự chủ xướng của Hoa Kỳ, ngày 8/9/1954, Tổ chức Phòng thủ, hợp tác kinh tế Đông Nam Á - Thái Bình Dương (Southeast Asia Treaty Organization, viết tắt là SEATO) đã được thành lập, với sự tham gia của 8 thành viên gồm Hoa Kỳ, Australia, Pháp, Anh, New Zealand, Pakistan, Philippines và Thái Lan. Nhật Bản hoàn toàn không có tên trong hiệp ước này, cho nên việc cơ quan tình báo Hắc Long “bố trí” để thay tên đổi họ đưa Lê Quang Tung vào làm “chuyên gia” tại SEATO là điều không thể xảy ra. Trong thực tế, với một hiến chương không ràng buộc các quốc gia thành viên phải giúp đỡ lẫn nhau chống lại một mối đe dọa quân sự, SEATO cũng chỉ là một liên minh lỏng lẻo. Từ năm 1967, Pháp đã rút tên khỏi hiệp ước này. Tính chất liên minh của nó, sau khi Hoa Kỳ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam cũng nhanh chóng trở nên lỗi thời, dẫn đến việc các quốc gia thành viên đồng thuận giải tán liên minh vào ngày 30/6/1977. Chính vì thế, chẳng làm gì có cái gọi là “Trung tướng SEATO” như Đinh Đồng Phủ tự nhận. Có chăng, cấp bậc này chỉ nằm trong trí tưởng tượng vụng về và hiểu biết sứt mẻ của một kẻ bạo loạn sắp chết vì lao phổi! Tóm lại, Lê Quang Tung không chết trong biến cố 1/11/1963 chỉ là điều tưởng tượng và bịa đặt. Mà giả sử viên Tư lệnh LLĐB, rồi Trung tướng SEATO còn sống thật đi chăng nữa chắc tư cách, điều kiện ông ta cũng chẳng thảm hại đến mức tự biến mình thành một tay lừa đảo vì tiền tầm thường để rồi bị bắt như Đinh Đồng Phủ của vụ án năm 2004! Kiểm tra mọi chứng cứ, chúng tôi cho rằng, mục đích chính của một giả thuyết to tát và ly kỳ hóa ra lại chỉ nhằm một mục đích vụ lợi bé mọn và thiển cận. Vào thời điểm năm 1977, kinh tế khó khăn, năng lực y tế của Việt Nam còn hạn chế, thuốc men thiếu thốn, bệnh lao phổi thậm chí đã sắp chuyển sang ung thư như Đinh Đồng Phủ xem ra đã là quá trầm trọng, khó hy vọng có thể cứu sống. Trong tuyệt vọng, niềm ham sống đã khiến ông ta thu hết tàn lực bịa ra một câu chuyện về một nhân vật dự phần lịch sử quan trọng, hy vọng sự quan tâm đối với vai trò của nhân vật sẽ khiến ông ta được hưởng sự chăm sóc y tế tốt hơn, được cứu sống.  
Nếu trực tiếp bịa đặt thân phận với cơ quan an ninh, ông ta dễ bị lật tẩy hoặc dễ bị bỏ qua. Đánh đường vòng sang ông Phan Bảo Thạch, một bạn tù khác, đó chính là cách làm tăng sức thuyết phục cho câu chuyện bịa đặt, tăng cao cơ hội thành công để được quan tâm. Có thể nhân vật Đinh Đồng Phủ của thời điểm đó đã từng quen biết, hoặc từng là thuộc hạ của Lê Quang Tung nên ông ta có được một số hiểu biết về viên Tư lệnh để dựng nên câu chuyện mạo nhận. Đáng tiếc, hiểu biết của ông ta về nhân vật, lịch sử, cơ cấu các tổ chức chính trị lại không tỷ lệ thuận với ao ước. Ông ta cũng quên mất rằng, bất kỳ một tù nhân nào cũng được chăm sóc y tế như nhau, trong điều kiện chung có thể cho nên nỗ lực bịa đặt chỉ là công việc vô ích.
Một điều không thể thay đổi là lịch sử chỉ có một, không có chữ “nếu”. Không ít thế lực, không ít cá nhân, vì không hiểu hoặc cố tình không hiểu điều đó, vẫn cố tình bám víu vào những hoài niệm và hy vọng hão huyền để cố giải thích hoặc tìm kiếm một vài cơ hội thay đổi mơ hồ, đi ngược vòng quay lịch sử.  
Đó chính là mảnh đất màu mỡ để những câu chuyện hoang đường mượn vay sự thật có thể tồn tại. Đó cũng chính là lý do để bóng ma của viên Tư lệnh LLĐB Lê Quang Tung còn có thể lởn vởn và ám ảnh tâm trí một số người, nhất là những người mà sự nghiệp, cơ hội đã không còn nữa. Sự thực, ông ta đã chết từ tám hoánh!